1900 4662

0962.775.166

Category Archives

Posts in Làm mẹ category.
Mẹ chăm ăn 3 loại thực phẩm này suốt thai kỳ, con sinh ra mắt sáng đẹp

Mẹ chăm ăn 3 loại thực phẩm này suốt thai kỳ, con sinh ra mắt sáng đẹp. Con có được đôi mắt to tròn, sáng long lanh là mong ước của nhiều người mẹ. Để làm được điều này, ngay từ lúc mang thai người mẹ nên chú trọng tới một số loại thực phẩm đặc biệt.

Khi mang thai, người mẹ nào cũng mong ước con mình sau này sẽ xinh xắn, đáng yêu. Nếu một đứa bé có đôi mắt sáng rõ, to tròn, ngoại hình của chúng chắc chắn sẽ rất nổi bật.

Việc bổ sung dinh dưỡng rất quan trọng trong suốt quá trình mang thai, bởi vì thai nhi cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Trong khi đó, người mẹ cũng cần được cung cấp đủ dinh dưỡng để duy trì sức khỏe và sức đề kháng. Tuy nhiên, không có bất kỳ loại thực phẩm nào có thể đảm bảo đôi mắt của em bé sinh ra sẽ to và đẹp.

Một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe mắt của thai nhi là bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất quan trọng. Cụ thể, vitamin A là một loại vitamin rất quan trọng cho sức khỏe mắt, bởi vì nó giúp bảo vệ võng mạc mắt và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến mắt như xơ cứng võng mạc. Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, trong khi vitamin E giúp bảo vệ tế bào da khỏi các tác nhân gây hại.

Dưới đây là một số loại thực phẩm người mẹ nên chăm ăn khi mang thai:

Nho

Nho đen có những chất dinh dưỡng vượt trội so với các loại nho cùng loại, nó rất giàu các nguyên tố vi lượng, có tác dụng sáng mắt, khiến mắt em bé sau này sáng long lanh. Bên cạnh đó, ăn nhiều nho cũng có tác dụng tốt đối với làn da em bé.

Trên thực tế, ăn nhiều trái cây khi mang thai sẽ giúp làn da của em bé trắng mịn, mềm mại và hồng hào hơn.

Dầu cá rất tốt cho mắt của người trưởng thành nhưng khi mang thai lại không thích hợp ăn các loại thực phẩm bổ sung này. Tuy nhiên, cá tươi cũng có tác dụng tương tự và trở thành sự lựa chọn tốt nhất cho bà bầu.

Cá không chỉ giàu chất dinh dưỡng tốt cho mắt mà còn giúp bé khỏe mạnh hơn sau này. Ăn nhiều cá khi mang thai không chỉ tốt cho mắt của thai nhi mà còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu ăn cá sẽ không tăng cân.

Các loại thực phẩm giàu axit béo Omega-3 như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích có lợi cho sức khỏe mắt của thai nhi.

Các loại hạt

Các loại hạt như hạt lanh, óc chó, hạt chia… không chỉ tốt cho mắt mà còn có thể thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ, giúp trẻ thông minh hơn. Lúc đó, đôi mắt của trẻ sẽ trở nên nhanh nhẹn, linh hoạt hơn. Các loại hạt cũng giúp cho tóc, lông mi, lông mày của bé phát triển dày hơn.

Ngoài những thực phẩm trên, bà bầu cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, kiwi, dâu tây, chanh dây, cà chua, cải xoăn, cải bó xôi, cải thìa, bí đỏ… Các loại thực phẩm này cung cấp một lượng lớn vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại.

Tuy nhiên, bà bầu cũng cần tránh xa các loại thực phẩm không an toàn như thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều đường và muối, các loại rượu và chất kích thích khác. Việc sử dụng bổ sung vitamin và khoáng chất cũng cần được trao đổi với bác sĩ để tránh tác dụng phụ và đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.

Việc bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe mắt của thai nhi rất quan trọng trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên, các bà bầu cũng cần lưu ý việc bảo vệ sức khỏe mắt của thai nhi không chỉ dừng lại ở việc ăn uống đúng cách, mà còn cần chú ý đến các yếu tố khác như:

  • Tránh tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc lá, bụi mịn, hóa chất trong môi trường làm việc…
  • Đeo kính bảo vệ khi làm việc với máy tính, đọc sách, xem TV…
  • Thường xuyên đi kiểm tra thị lực để phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến mắt và điều trị kịp thời.
Ép trẻ ăn – Sai lầm làm cho trẻ bị biếng ăn tâm lý

Khi trẻ từ chối không ăn, bố mẹ hay người chăm sóc trẻ thường rất lo lắng, sợ trẻ không ăn hết suất sẽ không tăng cân, sức đề kháng kém…

Theo thông tin chia sẻ của ThS.BS Hoàng Thị Hằng, Khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em – Viện Dinh dưỡng, biếng ăn là một triệu chứng hay gặp ở trẻ em đặc biệt là trẻ trong độ tuổi từ 6-36 tháng.

Khi trẻ từ chối không ăn, bố mẹ hay người chăm sóc trẻ thường rất lo lắng, sợ trẻ không ăn hết suất sẽ không tăng cân, sức đề kháng kém…và nghĩ ra nhiều cách để dỗ con như cho trẻ xem tivi, chơi trò chơi, cho xuống sân chơi để hy vọng trẻ chịu ăn. Một số trường hợp còn dọa nạt, mắng, đánh trẻ làm trẻ sợ phải ăn hết suất, làm trẻ khóc để trẻ phải nuốt. Tuy nhiên, nhiều trẻ do bị ép ăn trở nên biếng ăn nặng hơn và dẫn đến biếng ăn tâm lý ở trẻ.

Mẹ đừng ép con ăn khi con không muốn, sẽ chỉ làm bé sợ ăn hơn.

Những biểu hiện cho thấy trẻ đang biếng ăn tâm lý

Dấu hiệu hay gặp nhất khi trẻ bị biếng ăn tâm lý là trẻ có biểu hiện lo lắng, sợ hãi và khó chịu khi chuẩn bị ăn. Khi thấy mẹ đeo yếm hay nhìn thấy bát, con đã khóc mà chưa cần biết sẽ ăn gì hoặc không chịu vào ghế ngồi ăn. Nhiều trẻ khi nhìn thấy thức ăn đã buồn nôn, nôn khi ăn, lắc đầu không ăn, ngậm chặt miệng không chịu há, ngậm thức ăn lâu trong miệng…

Trẻ biếng ăn tâm lý sẽ ăn ít hơn so với các trẻ cùng lứa tuổi, do vậy không nạp đủ nhu cầu dinh dưỡng, nhiều trẻ kén ăn chỉ thích ăn một số ít loại thức ăn như chỉ chịu ăn cơm chan nước canh hoặc chỉ ăn trứng, không ăn hải sản, thịt hay rau xanh.

Trẻ không hoặc rất ít khi đòi ăn, không hào hứng ăn bất kì món ăn nào. Nhiều trẻ lớn còn tìm nhiều lý do để không phải ăn: như giả đau bụng, giả no hoặc cố tình làm đổ hay lén bỏ thức ăn đi.

Những hậu quả của biếng ăn tâm lý

Trẻ biếng ăn nói chung sẽ không nạp đủ chất dinh dưỡng, thường bị thiếu các vi chất dinh dưỡng như thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu protein… làm ảnh hưởng đến sức đề kháng, trẻ hay ốm vặt nên bị chậm tăng cân, suy dinh dưỡng. Nếu tình trạng biếng ăn không được cải thiện sớm, trẻ sẽ rơi vào vòng xoáy bệnh lý biếng ăn, nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng.

Biếng ăn tâm lý không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ do bị bố mẹ mắng, ảnh hưởng đến không khí gia đình, nhiều trẻ trở nên xa cách và ngại tương tác cũng như tiếp xúc với người thân trong gia đình.

Người chăm sóc trẻ nên làm gì để giúp trẻ có bữa ăn ngon miệng, tránh được tình trạng biếng ăn tâm lý?

Khi trẻ được 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu chuyển sang giai đoạn ăn bổ sung, đây là giai đoạn rất quan trọng để cha mẹ tập cho con thói quen ăn lành mạnh. Những nguyên tắc sau đây cần tập cho con ngay từ những ngày đầu ăn bổ sung để giúp con có khẩu vị ăn tốt:

Tạo thói quen ăn đúng giờ, khoảng cách giữa các bữa ăn từ 2-3 tiếng, nhiều người nghĩ rằng qua 6 tháng sữa mẹ ít chất, con uống chỉ để giải khát nên thường vẫn cho trẻ bú mẹ vặt theo nhu cầu của trẻ, vì thế thời gian bú mẹ và ăn cháo thường gần nhau làm cho trẻ chưa có cảm giác đói và từ chối ăn. Ăn đúng giờ còn giúp cho trẻ có khả năng tiết men tiêu hóa tốt, do đó trẻ sẽ cảm thấy ngon miệng hơn.

Chế biến món ăn phù hợp với tuổi và sở thích của trẻ: Khi chế biến món ăn cần đa dạng các món ăn, đổi món thường xuyên, trang trí món ăn hấp dẫn đẹp mắt vừa giúp bữa ăn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng vừa giúp trẻ thích thú với bữa ăn và cảm thấy ngon miệng hơn.

Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn của con: Nhiều bậc cha mẹ cứ dến bữa ăn thường cho trẻ ăn trước cả nhà và có người ngồi cạnh để nhắc trẻ ăn cho nhanh, đây là một cách cho ăn không hợp lý, thay vào đó nên cho trẻ ngồi ăn cùng các thành viên trong gia đình nhất là khi trẻ đã biết ăn cơm sẽ giúp một bữa ăn vui vẻ và ngon miệng hơn.

Vào bữa ăn, cần tập cho trẻ thói quen tập trung khi ăn, ngồi một chỗ để ăn, ngồi ghế ăn dặm hay bàn ăn, không chạy nhảy vui đùa trong bữa ăn, hạn chế cho trẻ xem ti vi, chơi đồ chơi trong bữa ăn, rèn thói quen cho trẻ tập trung vào bữa ăn.

Dạy trẻ khả năng tự lập trong bữa ăn, để bé tự xúc ăn, làm quen với nhiều món ăn khác nhau để biết được món ăn nào trẻ yêu thích. Khi trẻ biếng ăn, nên ưu tiên những món yêu thích để trẻ dễ ăn hơn.

Đối với các trẻ lớn có thể cho tham gia nấu ăn, trang trí món ăn với những hình hấp dẫn cũng là cách để giúp trẻ cảm thấy thích thú với bữa ăn.

Không nên kéo dài thời gian ăn: bữa ăn của trẻ nên gói gọn trong 30 phút, không dọa trẻ hay ép trẻ ăn hết suất khi trẻ không muốn ăn nữa, nếu trẻ quen ăn ít mỗi bữa thì có thể tăng số bữa trong ngày để trẻ ăn đủ lượng cần thiết.

Để trẻ hợp tác khi ăn.

Khi trẻ bị biếng ăn tâm lý, cha mẹ nên bổ sung vi chất dinh dưỡng gì cho con?

Trẻ biếng ăn có nguy cơ thiếu các vi chất dinh dưỡng như thiếu kẽm, thiếu sắt, vitamin nhóm B…. đặc biệt, hiện nay số trẻ thiếu kẽm chiếm tỉ lệ rất cao, khoảng 60 % ở trẻ dưới 5 tuổi. Kẽm là vi chất có vai trò quan trọng giúp cho trẻ có khẩu vị và sức đề kháng tốt.

Giai đoạn trẻ biếng ăn cũng có thể bổ sung thêm các loại men enzyme và men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, tuy nhiên cha mẹ không nên tự bổ sung cho con mà cần được hướng dẫn bởi các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.

Nếu trẻ biếng ăn không chỉ một, hai ngày mà có xu hướng kéo dài nên cho con đến khám tại các phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp và được bổ sung kịp thời các vi chất, men tiêu hóa… trẻ đang thiếu hụt, giúp trẻ cải thiện tình trạng biếng ăn, phòng tránh trẻ bị biếng ăn kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển về tầm vóc và trí tuệ của trẻ.

Những món ăn sáng độc đáo và lạ mắt đánh thức vị giác của bé yêu

Bữa sáng đủ chất ngoài việc giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chống hạ đường huyết, cung cấp năng lượng để trẻ tăng trưởng về thể chất và phát triển hệ thần kinh, còn góp phần tăng hiệu suất học tập, khả năng tập trung. Tuy nhiên, nhiều gia đình lại thường bỏ qua những bữa ăn này. Với trẻ nhỏ, đừng quên cho con một bữa ăn sáng đầy đủ các bố mẹ nhé.

Dưới đây là thực đơn gợi ý các món ăn sáng của chị Hoàng Thị Bảo Khuyên (sinh năm 1991). Hy vọng các công thức dưới đây sẽ giúp các mẹ làm cho con thật nhiều bữa ăn ngon, đầy đủ dinh dưỡng nhé.

Bánh ngũ cốc chanh vàng

Món bánh ngũ cốc chanh vàng

Nguyên liệu: 60gr yến mạch mix nho khô (hoặc ngũ cốc yến mạch); 70gr chuối; 95gr sữa chua; 1 muỗng cafe nước cốt chanh; 1 muỗng cafe vỏ chanh vàng bào nhỏ; 1 muỗng canh dầu dừa/ oliu; 1 muỗng cafe syrup gạo.

Cách làm: Dùng nĩa nghiền mịn chuối rồi trộn đều tất cả nguyên liệu; Cho hỗn hợp vào khuôn (không dùng khuôn silicon thì lót thêm 1 lớp giấy nến); Làm nóng nồi chiên không dầu 160 độ 5 phút, cho khuôn vào nướng 160 độ 15 phút rồi 170 độ 3-5 phút. Dùng tăm thử không dính bánh là chín. Ăn kèm sữa chua/ váng sữa.

Bánh táo yến mạch sữa chua


Nguyên liệu: 45gr yến mạch cán vỡ; 35gr táo bào sợi; 1 quả trứng gà (~30gr); 15ml dầu oliu; 40ml sữa tươi/ sữa công thức; 1 hộp sữa chua của bé (~100gr); 1.5 muỗng cafe syrup gạo/ mật ong; 1/3 muỗng cafe bột nở.

Cách làm: Băm nhỏ táo đã bào sợi rồi trộn lần lượt với yến mạch, trứng, sữa, dầu, 1/2 hũ sữa chua, syrup và bột nở đều; Cho 1/2 hỗn hợp trên vào cốc sứ, thêm 1/2 hũ sữa chua còn lại vào giữa rồi đổ hỗn hợp còn lại lên trên cùng; Làm nóng nồi chiên không dầu 170 độ 5 phút, cho bánh vào nướng 160 độ 10 phút rồi 170 độ 7-10 phút tuỳ lò.

Pancake sữa chua

Nguyên liệu: 50gr bột mì hữu cơ; 30ml sữa tươi/ sữa công thức; 1 lòng đỏ trứng gà; 1 hộp sữa chua của bé; 1 muỗng cafe bơ đun chảy/ dầu ăn; 1/2 muỗng cafe bột nở.

Cách làm: Xay mịn hỗn hợp trên, dùng chảo chống dính đổ pancake.

Bánh mì nướng bơ tỏi phô mai
Cách làm: Băm nhỏ 1-2 tép tỏi trộn đều cùng 1 muỗng cafe bơ Ghee và xíu lá oregano; Cắt bánh mì ra làm 4 hoặc 8 phần tuỳ bánh to nhỏ, phết bơ tỏi vào các kẽ bánh mì. Cho phomai tách muối vào giữa các kẽ bánh; Phết bơ tỏi vào vỏ bánh, đem nướng nồi chiên không dầu 160 độ 7-10 phút tuỳ lò.

Sandwich nướng nhân chuối
Nguyên liệu: 1/2 quả chuối nghiền nhuyễn; 4 lát sandwich.

Cách làm: Dùng cây lăn bột/ chai thuỷ tinh tròn cán mỏng bánh, lấy ly tròn để cắt bánh thành hình tròn; Cắt nhỏ lát phomai tách muối cho lên bánh, thêm lớp bơ đậu phộng và chuối nghiền lên 2 lát bánh mì, dùng 2 lát còn lại úp lên trên. Bóp nhẹ các mép bánh cho dính chặt với nhau. Đun nóng 1 muỗng cafe bơ Ghee, cho bánh vào áp chảo 2 mặt vàng nhẹ là được. Rắc thêm bột cacao ăn kèm.

Bánh crepe chuối
Cách làm: 1/2 quả chuối nghiền mịn trộn đều cùng 150ml sữa tươi/sữa công thức, 50g bột mì, 1 quả trứng gà. Lọc lại qua rây cho mịn. Thêm vào 1 muỗng canh mè đen. Cho vào áp chảo lớp thật mỏng (không cần dầu ăn), lật chín đều 2 mặt.

Waffle bí đỏ
Cách làm: Hấp chín 60gr bí đỏ, nghiền mịn. Trộn đều cùng 1 quả trứng gà, 90ml sữa tươi/ sữa công thức và 1 muỗng cafe dầu oliu; Cho vào 40gr bột yến mạch, 1/3 muỗng cafe bột quế vào trộn cùng, rây 1/3 muỗng cafe bột nở vào sau cùng. Phết lớp bơ vào máy, đổ bột vào nướng 4-6 phút. Có thể dùng chảo như đổ pancake.

Súp kem cà chua
Nguyên liệu: Hấp chín 1/3 củ khoai tây; 1 quả cà chua vừa cắt làm 4, bỏ hạt; 1/4 củ hành tây bi cắt hạt lựu; 2 tép tỏi đập dập.

Cách làm: Đun nóng dầu ăn, phi thơm hành tây và tỏi, thêm cà chua và ít lá oregano/ basil vào xào chín cùng 3 muỗng canh nước lọc. Xay mịn các nguyên liệu trên cùng khoai tây và 30ml sữa/ cream yến mạch, thêm nước để được độ đặc tuỳ thích. Đun sôi lại trên bếp là được.

Vì sao trẻ ăn nhiều mà không tăng cân?

Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân có thể do mật độ, thành phần thức ăn chưa phù hợp hoặc trẻ có bệnh lý nên hấp thụ kém hơn.

Bé nhà tôi 10 tháng tuổi, được bổ sung D3, sữa non từ sơ sinh. Bé bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu, sau đó chuyển sữa công thức. Bé ăn dặm 2-3 bữa, uống 750 ml sữa một ngày nhưng ba tháng nay bé không tăng cân, lại hay ốm vặt, nhờ bác sĩ tư vấn giúp. (Thư Hương, Đồng Nai)

Trả lời:

Đối với trường hợp trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân, trước hết cần xem bé có bệnh lý gì không. Các bé có vấn đề bẩm sinh như bệnh hô hấp, hen suyễn, đường tiêu hóa, tuyến giáp, tim mạch sẽ có tình trạng kém hấp thu hoặc tăng nhu cầu năng lượng. Do đó, nếu bé có bệnh lý thì phải điều trị trước khi đánh giá dinh dưỡng.

Về dinh dưỡng, không phải cứ ăn nhiều là bé sẽ lên cân, quan trọng chế độ ăn đó có phù hợp với trẻ không. Trẻ 10 tháng tuổi cần uống khoảng 600-800 ml sữa, ăn ba cữ một ngày. Với trường hợp trên, lượng sữa và số bữa ăn của bé là phù hợp nhưng chất lượng bữa ăn vẫn chưa thể đánh giá là đạt chuẩn hay chưa.

Phụ huynh cần đưa bé đi khám dinh dưỡng để được đánh giá tình trạng dinh dưỡng thực tế,khảo sát chế độ ăn vì đôi khi chế độ ăn của bé đang bị thiếu chất béo, đạm, tinh bột hoặc bé không thích ăn thịt cá. Một số trường hợp bé tuy ăn nhiều nhưng chỉ ăn các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng thấp.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác là phụ huynh có thể cho con ăn với mật độ thức ăn chưa phù hợp với hệ tiêu hóa. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng tiêu hóa không hiệu quả, kém hấp thu, trẻ ăn nhiều nhưng không thể hoặc khó tăng cân.

Một chế độ ăn không phù hợp kéo dài sẽ rất khó cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Với trẻ nhũ nhi, ba tháng không tăng cân là một dấu hiệu báo động. Mẹ nên đưa bé khám dinh dưỡng để tìm nguyên nhân chính xác và được tư vấn, điều trị dinh dưỡng hợp lý.

Lợi và hại khi cho trẻ dùng núm vú giả

Nhiều phụ huynh cho trẻ ngậm núm vú giả vì một số lợi ích, tuy nhiên việc này cũng mang lại nhiều tác hại đối với trẻ trong phát triển răng miệng, gây nhiễm trùng.

Đối với trẻ mới bú mẹ, sự khác biệt giữa vú mẹ và núm vú giả làm trẻ khó chịu khi bú, thậm chí bỏ bú. Nhiều phụ huynh quan ngại việc sử dụng núm vú giả ở trẻ sơ sinh dẫn đến việc cai sữa sớm. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra việc sử dụng núm vú giả không ảnh hưởng đến thời gian bú mẹ cho đến khi trẻ được 4 tháng tuổi. Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo cha mẹ nên bắt đầu cho trẻ dùng núm vú giả sau khi bé bú sữa mẹ tốt, thường là khoảng 3 đến 4 tuần tuổi.

Cha mẹ hiểu rõ con mình nhất nên cùng nhau xác định xem việc sử dụng núm vú giả có phù hợp với bé hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.

AAP khuyến nghị nên cho trẻ ngậm núm vú giả vào giờ ngủ trưa và trước khi đi ngủ, giúp bảo vệ bé khỏi hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Nhiều trẻ có nhu cầu bú ngay cả khi không đói, núm vú giả sẽ đáp ứng mong muốn bú không bổ sung dinh dưỡng này. Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị đau bụng, đang tiêm vaccine, bị thương, ốm có thể được xoa dịu bằng cách sử dụng núm vú giả.

Một nghiên cứu cho thấy việc cho trẻ sơ sinh ngậm núm vú giả giúp trẻ bú thành công nhanh hơn. Núm vú giả là một công cụ giúp cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi khi chăm sóc trẻ. Núm vú giả cũng hữu ích trong quá trình di chuyển trên máy bay vì mút làm giảm áp lực trong tai giữa.

Cho trẻ ngậm núm vú giả vào đúng thời điểm là chìa khóa để tránh biến chứng khi cho con bú.

Tuy nhiên, cho trẻ ngậm núm vú giả quá sớm có thể cản trở khả năng ngậm, bú của trẻ, điều này dẫn đến các vấn đề cho con bú như đau đầu vú, căng sữa, tắc ống dẫn sữa, áp xe vú. Nếu núm vú giả được sử dụng để thay thế cho các cữ bú, nguồn sữa của mẹ sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến giảm cân ở trẻ.

AAP khuyến cáo cha mẹ hạn chế hoặc loại bỏ núm vú giả sau khi trẻ 6 tháng tuổi bởi có khả năng gây nhiễm trùng tai. Núm vú giả thường rơi ra khỏi miệng trẻ sơ sinh, rất dễ trở thành đường dẫn vi trùng nếu không được vệ sinh và khử trùng thường xuyên.

Một số cha mẹ cho rằng núm vú giả là không cần thiết vì trẻ sơ sinh không sử dụng núm vú giả thường tìm cách khác để tự xoa dịu mình như mút tay. Việc lạm dụng núm vú giả vào ban ngày có thể khiến trẻ không bú đủ sữa vào các cữ bú, điều này khiến trẻ thức giấc nhiều hơn vào ban đêm để ăn. Sử dụng núm vú giả thường xuyên ảnh hưởng đến sự phát triển răng miệng của trẻ, đặc biệt là khớp cắn hở trước, khớp cắn chéo sau.

Núm vú giả có thể gây ra một số nguy cơ như nghẹt thở, vì vậy cha mẹ phải ghi nhớ các nguyên tắc an toàn sau: vệ sinh núm vú giả của trẻ hàng ngày để ngăn ngừa tưa miệng, nhiễm trùng do vi khuẩn; không treo núm vú giả quanh cổ bé hoặc sử dụng bất kỳ loại dây, ruy băng nào để buộc núm vào nôi, ghế ô tô, xe đẩy, ghế dành cho trẻ sơ sinh, em bé có thể bị siết cổ; không sử dụng núm vú từ bình sữa như một núm vú giả, không an toàn, khiến bé bị sặc; tránh núm vú giả bằng cao su nếu trẻ bị dị ứng với cao su; thường xuyên kiểm tra núm vú giả để thay thế chúng khi bị đổi màu, vỡ hoặc hư hỏng.

Ôm con và thủ thỉ điều này vào tai bé mỗi ngày sẽ khiến con ngoan hơn

Phương pháp này không chỉ giúp truyền đạt hiệu quả tình yêu của bố mẹ đến trẻ mà còn giúp bố mẹ dạy con ngoan ngoãn, vâng lời.


Đứa trẻ nào cũng cần được yêu thương, và trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ là những người trực tiếp ảnh hưởng đến tính cách và lối sống của con cái. Nhiều bậc phụ huynh chia sẻ cảm thấy rất khó khăn trong việc kết nối với con, không biết làm sao để con nghe lời mình. Đây là phương pháp Shichida, một trong những cách dạy con được nhiều cha mẹ học hỏi.

Nếu cũng đang cảm thấy như vậy, bố mẹ hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp ôm con và thủ thỉ vào tai bé. Cách này không chỉ giúp con ngoan ngoãn, vâng lời mà còn có tác dụng giúp trẻ cảm nhận được tình yêu của bố mẹ, một điều vô cùng quan trọng rằng, khi một người mẹ truyền đạt tình yêu của mình với con một cách khéo léo, đứa trẻ ngay lập tức có thể thay đổi thành một đứa trẻ tốt.

Ôm con thật chặt
Cái ôm giúp gắn kết mối quan hệ của cha mẹ và con cái, xoá tan những mệt mỏi, stress trong ngày. Mỗi ngày đừng quên ôm con. Vào lúc ngủ dậy, lúc tạm biệt con đến trường, lúc đón con về và cả lúc con đi ngủ.

Bên cạnh đó, mẹ có thể ôm con mọi lúc mọi nơi. Khi bé hoàn thành công việc nhà mà mẹ giao, như giúp đỡ mẹ quét nhà, hoặc tưới cây, hoặc dọn bát ăn cơm… hãy ôm bé vào lòng và thì thầm cảm ơn con vì đã giúp đỡ bố/mẹ; Con đã làm rất tốt; Bố/mẹ yêu con rất nhiều vì con rất tốt bụng, sẵn sàng và vui vẻ khi làm việc giúp bố/mẹ. Cùng lúc đó, tiếp tục ôm con, khi đó tình yêu từ cha mẹ sẽ được truyền đến trái tim của con.

Giáo sư Shichida tin rằng, bằng cách này, đứa trẻ sẽ cảm nhận được sự hạnh phúc của bố mẹ và điều đó sẽ thúc đẩy trẻ làm nhiều điều tốt, điều hay để làm cho bố mẹ hạnh phúc. Kết quả của phương pháp này sẽ không đạt được nếu được thực hiện chỉ vì nghĩa vụ hay thực hiện một cách qua loa, hời hợt. Bố mẹ phải thật chú tâm, yêu thương quan tâm con thật nhiều, tôn trọng và tin tưởng vào những khả năng của con, tránh la mắng và phàn nàn về con.

Ôm con và thủ thỉ điều này vào tai bé mỗi ngày sẽ khiến con ngoan hơn


Thủ thỉ bên tai con
Buổi tối, trước khi con đi ngủ là một thời điểm tuyệt vời để các bà mẹ, các ông bố thể hiện tình cảm với con, đặc biệt khi bạn đã xa con cả một ngày dài. Có nhiều ông bố bận rộn đi làm về muộn nhưng vẫn cố gắng dành thời gian buổi tối nằm ru con ngủ, đọc truyện cho con nghe, thì thầm với con những lời yêu thương hay kể chuyện, kể về ước mơ của mình cho con nghe.

Theo nghiên cứu khoa học, lúc trẻ chập chờn vào giấc ngủ, mọi thông tin trẻ nghe sẽ được lưu giữ hoàn toàn vô thức vào não bộ. Vì vậy, khi một đứa trẻ tiếp nhận những lời thủ thỉ lúc chúng vừa ngủ, những lời thủ thỉ này có thể êm ái đi vào tiềm thức của con. Các nhà giáo dục nổi tiếng của Nhật Bản như Shichida, Ibukai Masaru khuyên rằng cha mẹ hãy ru ngủ cho con bằng bài hát, đọc ehon, trò chuyện hay nói về những gì mình muốn khuyên con… sẽ có hiệu quả rất lớn.

Mục đích của phương pháp này là dùng những lời lẽ yêu thương, những mong muốn tích cực bạn dành cho con, giúp điều chỉnh những nét tính cách không tốt ở con, đồng thời giúp cải thiện chức năng não bộ của con và cải thiện trí nhớ; thay đổi đứa trẻ nổi loạn thành đứa trẻ biết vâng lời, biến đứa trẻ thiếu tự tin thành đứa trẻ tự tin đầy nhiệt huyết.

Một người mẹ mong muốn con của mình sẽ ngoan ngoãn tự giác ngủ trưa. Thực hiện theo các bước của phương pháp trên, mỗi tối trong vòng 5 phút sau khi con vừa ngủ, mẹ sẽ nhẹ nhàng thì thầm vào tai của con mình:

“Con yêu của mẹ, con đã ngủ say chưa? Mẹ biết hiện giờ con đang ngủ rất ngon, nhưng một phần trong não con vẫn còn thức và lắng nghe những điều mẹ đang nói. Con là một đứa trẻ luôn vui vẻ, biết vâng lời, là một đứa trẻ ngoan nên bố và mẹ và tất cả mọi người đều rất yêu thương con. Mẹ tự hào về con, con gái yêu ạ. Con hãy ngủ thật ngoan con nhé”.

Bố mẹ cần kiên nhẫn làm theo đúng các bước trên một cách đều đặn và liên tục (mỗi đêm). Nên nhớ không nói nhiều hơn 4 lời thủ thỉ mỗi lần và mỗi lời thủ thỉ phải hợp lý, thực tế. Hãy kiên nhẫn và điều kì diệu sẽ xảy ra.

Dinh dưỡng 1.000 ngày ‘vàng’ quyết định 60% chiều cao của trẻ

Bổ sung đủ dinh dưỡng giai đoạn từ bào thai đến 2 tuổi quyết định đến 60% khả năng phát triển chiều cao của trẻ.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Đinh Thị Kim Liên – Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết, 1.000 ngày vàng đầu đời của trẻ được chia ra thành 3 giai đoạn bao gồm: 280 ngày trong thai kỳ, 180 ngày đầu sau sinh (trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn), 540 ngày ăn dặm bổ sung (sau 6 tháng đến khi tròn 2 tuổi). Đây là giai đoạn “vàng” phát triển chiều cao, thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng khoa học trong thai kỳ góp phần quyết định chiều cao (chiều dài) của trẻ từ khi còn trong bụng mẹ.

Theo đó, bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, hệ thống xương của bé được hình thành, phát triển nhanh chóng. Nếu mẹ có chế độ dinh dưỡng tốt, trong suốt 9 tháng thai kỳ, bé sinh ra sẽ có chiều cao (chiều dài) đạt chuẩn là trên 50 cm (tương ứng cân nặng lúc sinh khoảng 3 kg). Ở giai đoạn còn lại của 1000 ngày vàng sau sinh, trẻ có thể tăng 25 cm trong năm đầu tiên và tăng 10 cm trong năm tiếp theo, quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ trong tương lai.

“Dù trẻ đang ở giai đoạn nào của 1.000 ngày ‘vàng’, không bao giờ là muộn để bắt đầu xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phát triển tốt nhất về thể trạng, sức khỏe”, bác sĩ Kim Liên cho biết.

Trẻ bị suy dinh dưỡng trong 1.000 ngày vàng sẽ dễ đối mặt với nguy cơ thấp còi, nhẹ cân, chậm phát triển, ảnh hưởng lớn đến tầm vóc sau này. Nếu tình trạng suy dinh dưỡng này kéo dài suốt quá trình phát triển của trẻ thì đến tuổi dậy thì, bé sẽ càng bị suy dinh dưỡng nặng, thấp còi hơn.

Bác sĩ Kim Liên khuyến cáo, để trẻ phát triển tối ưu trong 1.000 ngày đầu đời, phụ huynh cần duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học từ giai đoạn trong bào thai đến khi trẻ được 2 tuổi. Cụ thể:

Giai đoạn thai kỳ: từ khi thụ thai, lớn lên dần trong bụng mẹ, bé hấp thụ dinh dưỡng hằng ngày từ khẩu phần ăn uống, bổ sung các khoáng chất, vitamin của mẹ. Mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ thông qua những bữa ăn đa dạng thịt, cá, trứng, tôm, cua, các vi chất, chất xơ (rau, củ, quả)…

Nếu mẹ ăn uống chủ quan, lơ là, kiêng khem, không đủ chất, hoặc ăn thực phẩm dinh dưỡng kém, trẻ sinh ra sẽ thiếu đa vi chất, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, chậm phát triển… Với những mẹ bị nghén nhiều, kém ăn, lên cân dự kiến khó đạt 10- 12 kg/9 tháng mang thai, cần tư vấn bác sĩ để được bổ sung thêm sữa, các vitamin, khoáng chất cần thiết như vitamin B, C, canxi, sắt, kẽm, vitamin A (liều thấp dưới 5.000 UI/ngày).

Giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời: theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, không thêm bất cứ dưỡng chất nào từ bên ngoài vào, kể cả nước, đồng thời nên duy trì cho con bú đến khi trẻ tròn 24 tháng tuổi. Dinh dưỡng của người mẹ trong giai đoạn này quan trọng, quyết định sức khỏe của con thông qua nguồn sữa mẹ. Do đó, mẹ cần ăn uống đầy đủ các dưỡng chất để tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé. Ngoài 3 bữa ăn chính, mẹ cần ăn thêm 2 bữa bổ sung. Năng lượng của mẹ sau sinh cần thêm 550 kcal/ngày (2.470-2.704 kcal/ngày).

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho bé, tuy nhiên, nếu mẹ không có đủ sữa thì cần đi khám để được bác sĩ dinh dưỡng tư vấn chế độ ăn uống, cách thức massage, các cữ bú… để có nguồn sữa tốt nhất. Để có nguồn sữa tốt, mẹ có thể uống thêm sữa tối thiểu 600 ml mỗi ngày và ăn đủ chất (thịt các loại, trứng, tôm, cua, cá, rau quả).

Mẹ nên duy trì dinh dưỡng khoa học để có nguồn sữa tốt nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu đời.

Giai đoạn trẻ tập ăn dặm bổ sung (6 tháng – 2 tuổi): lúc này sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, do đó, trẻ cần được bổ sung chất dinh dưỡng để ăn dặm. Thành phần bữa ăn cho bé từ ăn dặm bột rồi đến cháo, súp từ lỏng đến đặc dần (gạo, khoai tây…), đạm động vật, các vi chất (trứng, thịt, tôm, cua, cá, các loại rau củ quả…), dầu mỡ từ 2,5 ml mỗi bữa khi bắt đầu tập ăn đến 5ml mỗi bữa sau vài tuần và 10 ml/bữa khi gần 1 tuổi; rau củ 1-2 thìa/bữa, bên cạnh đó bé cần được tiếp tục bú mẹ, uống nước đủ.

Cha mẹ nên cho trẻ làm quen với các loại rau củ thông thường như khoai tây, cà rốt, rau lang, rau dền, bí đỏ, củ cải đường… và nên cho trẻ tập làm quen với rau trước rồi đến củ quả vì các loại củ quả thường ngọt sẽ khiến bé không còn hứng thú với các loại rau.

Từ 1-2 tuổi là giai đoạn nhu cầu calories của trẻ tăng cao hơn. Trẻ vẫn bú sữa mẹ, sữa công thức, kết hợp với chế độ ăn dặm, tuy nhiên chế độ dinh dưỡng trong độ tuổi này so với trẻ dưới 1 tuổi là khác nhau. Trẻ từ 1 tuổi có thể uống sữa toàn phần (gồm cả bơ và chất béo), vì lúc này cơ thể cần thêm calories từ chất béo, giúp trẻ tăng trưởng, phát triển toàn diện. Mỗi ngày trẻ uống 4 cữ sữa, mỗi cữ khoảng 120 ml.

Trong giai đoạn này, ngoài uống sữa, trẻ cần ăn đầy đủ 4 nhóm chất quan trọng là: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ nên bổ sung thêm nước trái cây tươi với liều lượng khoảng 150 ml/ngày, khuyến khích bé uống thêm nước lọc.

Mẹ cần lưu ý thêm, nhu cầu năng lượng của trẻ còn phụ thuộc vào cân nặng, hoạt động của trẻ. Trung bình trẻ từ 1-2 tuổi cần 1.000-1.200 kcal/ngày (100 kcal/kg cân nặng). Nếu trẻ vận động nhiều thì mẹ có thể cho bé ăn thêm các bữa ăn nhẹ bên cạnh bữa chính trong ngày. Trẻ nên ăn từ 4-6 bữa mỗi ngày.

“Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ trong suốt cuộc đời. Nếu bỏ lỡ giai đoạn này, trẻ sẽ bị thiệt thòi rất nhiều trong tốc độ tăng trưởng đặc biệt là chiều cao. Phụ huynh nên cho trẻ đi khám để được các chuyên gia tư vấn chế độ ăn cụ thể, phù hợp với thể trạng, sức khỏe và sở thích của từng em”, bác sĩ Liên cho biết.

5 tiêu chí chọn bỉm tránh hăm cho bé vào mùa hè

Ngoài chọn bỉm đúng cân nặng, độ tuổi và thể trạng, các bậc cha mẹ cần lưu ý cân nhắc đặc tính sản phẩm với các tiêu chí: mềm, mỏng, thông thoáng, có khả năng thấm hút cao. Dưới đây là lưu ý Zummypooh chia sẻ để mẹ nắm được lựa chọn cho con yêu những “chiếc” bỉm phù hợp nhé.

Hình ảnh mô tả các cấp độ hăm của bé.

3 lý do hàng đầu gây hăm
Da trẻ em khá nhạy cảm, mỏng, dễ tổn thương nên thường bị các vi khuẩn tấn công dẫn đến hiện tượng hăm tã. Hăm tã thường xuất hiện quanh vùng mặc tã, làm da bé tấy đỏ, nứt nẻ hoặc mưng mủ. Trẻ bị hăm tã thường ngứa ngáy khó chịu, dẫn đến tình trạng quấy khóc, chán ăn, thậm chí sốt cao. Nguyên nhân chủ yếu là vệ sinh sai cách và chọn bỉm không phù hợp với bé.

Sử dụng bỉm có thương hiệu, siêu mỏng, thấm hút tốt để đảm bảo mùa hè nóng bức bị cũng không bị hăm.

Bỉm quá chật: Bỉm quá chật dễ gây hằn, cọ xát làm da bé bị ửng đỏ, nổi nốt.

Bỉm bị tràn, ướt: Phần lớn các sản phẩm bỉm trên thị trường đều được thiết kế để chống tràn, chống hăm một cách tối ưu. Tuy nhiên, hiệu quả của bỉm còn phụ thuộc vào cách dùng của ba mẹ. Thời gian mặc bỉm quá lâu dễ dẫn đến hiện tượng tràn, vi khuẩn xâm nhập gây hăm. Do vậy, ba mẹ nên thay bỉm ngay khi bé vừa đi vệ sinh nặng hoặc tối đa 4 tiếng thay một lần, kể cả khi bé không đi vệ sinh.

Thực phẩm mới: Khi bé ăn thức ăn mới, cơ thể bé sẽ phản ứng bằng cách tăng tần suất tiêu tiểu. Trong trường hợp này, ba mẹ cần lưu ý thay bỉm thường xuyên hơn để giảm thiểu tình trạng hăm tã. Hiện tượng này sẽ biến mất sau một thời gian ngắn, khi cơ thể bé dần thích nghi với thực phẩm lạ.

Mách mẹ 5 yếu tố chọn bỉm giúp bé ngừa hăm
Lựa chọn được bỉm phù hợp với bé có rất nhiều cách nhưng mẹ bỉm chỉ cần “nằm lòng” 5 yếu tố dưới đây, mẹ sẽ chọn được cho con yêu loại bỉm tốt nhất.

Mềm: Với tã bỉm Zummypooh ưu tiên đầu tiên, mẹ bỉm cần lưu ý là chất liệu bỉm là yếu tố quan trọng hàng đầu bởi làn da bé rất nhạy cảm và mỏng. Bỉm được làm từ chất liệu mềm, với chun co giãn tốt sẽ hạn chế đáng kể xước da.
Mỏng: Đây là điều tã bỉm Zummypooh nhận thấy một chiếc bỉm mỏng, nhẹ sẽ giúp bé thoải mái vận động, tránh xệ đũng làm lệch dáng bé, đặc biệt khi bé tập đi.
Thông thoáng: Bỉm thoáng khí sẽ giúp lưu thông không khí tới mông, bẹn bé, giảm đáng kể tình trạng ẩm ướt gây tấy đỏ, rát da.
Đúng kích cỡ: Một chiếc bỉm vừa vặn, ôm dáng nhưng không quá chặt sẽ giúp bé hoạt động tốt mà không gặp bất cứ vấn đề gì về da.
Thấm hút: Khi bỉm được sản xuất từ những nguyên vật liệu cao cấp thì khả năng thấm hút sẽ tốt. Khi bé tiêu tiểu xuống bề mặt bỉm, ngay lập tức chất bẩn sẽ được thấm và khóa chặt, giúp bề mặt luôn khô thoáng, không gây khó chịu cho da bé.


=======

Hotline: 0962.775.166
Website thương hiệu: http://zummypooh.com.vn; http://mihiko.com.vn; http://yubest.com.vn; http://supdy.com.vn
Email: tabimtruongphatvn@gmail.com
Địa chỉ: 928 Bạch Đằng, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng,Hà Nội

Trường Phát